Gia đình

Quy trình xử lý người có hành vi bạo lực gia đình tái diễn thường xuyên nhưng không đủ yếu tố theo quy định để xử phạt hành chính (phần 2)

08/11/2012 04:43

Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình
1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nhận tin báo (từ nạn nhân, hàng xóm,…): người tiếp nhận tin báo (Trưởng thôn, trưởng làng, tổ trưởng nhân dân, trưởng ấp, cán bộ của UBND xã, Công an xã) cần ghi chép vào sổ biên bản hoặc lập biên bản cuộc tiếp xúc với người báo tin, ghi chép đầy đủ (không cần viết hay, chỉ cần viết đủ không bỏ xót lời nào của người báo tin), cuối biên bản nên đề nghị người báo ký tên.
Bước 2: Xác nhận vụ việc bạo lực có diễn ra: Người nhận tin báo đã lập được biên bản cần gặp người đại diện UBND xã (Chủ tịch hoặc PCT xã phụ trách công tác PCBLGĐ) để báo cáo lại và sao gửi nộp biên bản.
Bước 3: Người có thẩm quyền UBND xã sau khi nhận được biên bản cần mời người có hành vi bạo lực (HVBLGĐ) (theo tin báo đã ghi biên bản) đến trụ sở UBND xã để làm việc hoặc cử người đến trụ sở thôn/ấp để tổ chức buổi làm việc với người này. Buổi làm việc nhằm làm rõ từ tin báo tố giác HVBLGĐ để trao đổi, xác định thực chất vụ việc xảy ra. Buổi làm việc cần lập biên bản. Biên bản này có tên là BIÊN BẢN LÀM VIỆC.
Có thể mời luôn nạn nhân đến để vừa xác định hành vi bạo lực đã diễn ra vừa tổ chức hòa giải giữa 2 người (theo khoản 1 Điều 15 Luật PCBLGĐ). Trong trường hợp này cần có BIÊN BẢN HÒA GIẢI. Cuối cuộc hòa giải, cán bộ thẩm quyền địa phương công bố: “Theo Điều 17 Luật PCBLGĐ nếu trong thời gian 12 tháng kể từ cuộc hòa giải vừa mới tiến hành mà tái diễn hành vi bạo lực gia đình thì địa phương sẽ thực hiện cuộc Góp ý phê bình tại cộng đồng.

Thanh Lý
Tags:
Tin mới hơn
Thống kê
Tổng số lượt truy cập: 6218867